Trò chuyện thực hành sáng tạo #5: Chúng ta nhìn nhận nghệ thuật thế nào trong thời đại AI?

Buổi trò chuyện với Hà Châu Bảo Nhi, Cẩm-Anh Lương, và Christian Berg, điều phối bởi giám tuyển Nam Nguyễn để thảo luận về thực hành của các nghệ sỹ, cách tiếp cận của họ với AI, và những phản biện về ứng dụng của AI trong thế giới nghệ thuật.

Thời gian

Thứ hai, 04.12.2023
18:30→20:00

Địa điểm

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngôn ngữ trình bày

Tiếng Anh

Livestream

Trên fanpage VFCD

Mô tả

Trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, và thị giác máy tính đang cách mạng hóa hoạt động nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm y học, sinh học, khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ, và hiện nay là lịch sử nghệ thuật. Những năm gần đây, AI đang dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực sáng tạo, với những công cụ ngày càng đơn giản và dễ tiếp cận hơn đối với các nghệ sỹ. Việc tích hợp AI trong quá trình sáng tác không chỉ hình thành tính thẩm mỹ mới trong nghệ thuật, mà còn thúc đẩy nhu cầu về một cách tiếp cận và hiểu biết mới.
 
Sự thay đổi này đã đặt ra những câu hỏi quan trọng: Điều gì tạo nên nghệ thuật AI, và làm cách nào chúng ta có thể tiếp cận với thể loại đang phát triển này trong phạm vi của thế giới nghệ thuật? Trong buổi trò chuyện thực hành sáng tạo cùng Hà Châu Bảo Nhi, Cẩm-Anh Lương, Christian Berg, và giám tuyển Nam Nguyễn, hãy cùng các diễn giả của chúng tôi thảo luận về thực hành của các nghệ sỹ, cách tiếp cận của họ với AI, cũng như những phản biện về ứng dụng này của công nghệ.

Các diễn giả

Hà Châu Bảo Nhi
Chuyển đổi từ một nhà tư vấn công nghệ thông tin (Tokyo, Nhật Bản) sang nghệ sĩ (Hà Nội / Singapore), Nhi lấy cảm hứng từ tín ngưỡng tâm linh Việt Nam, khám phá nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau như nghệ thuật truyền thông mới. Nhi tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật, LASALLE College of the Arts (Singapore), do Goldsmiths, Đại học London cấp bằng.
 
Cẩm-Anh Lương
Cẩm-Anh Lương là nghệ sĩ new media và designer người Việt sống tại Berlin. Cô học Thiết kế Truyền thông tại Đại học Khoa học Ứng dụng Berlin (HTW Berlin) và có chuyên ngành Luật. Trước khi sang Đức, cô làm nhà thiết kế ở Sài Gòn và làm nhân viên xã hội ở Ấn Độ. Cẩm-Anh quan tâm đến việc khám phá sự giao thoa giữa nghệ thuật new media, công nghệ và công bằng xã hội. Tác phẩm của Cẩm-Anh xoay quanh những câu chuyện cá nhân, sự di cư và chính trị của ký ức, thường kết hợp các phương tiện truyền thông hỗn hợp và thực tế ảo (VR) để tạo ra những trải nghiệm linh hoạt và tương tác thách thức nhận thức của người xem về thế nào là thực tế. Thông qua các tác phẩm của mình, cô đi sâu vào những ký ức bị lãng quên được hình thành từ thời thuộc địa của phương Tây, sự tuyên truyền của các chế độ và những khuôn mẫu áp đặt lên cơ thể con người đến từ Đông Nam Á (trong bối cảnh châu u). Tác phẩm của Cẩm-Anh đã được trưng bày tại Berlin Biennale 10, feldfünf Projekträume Berlin, nGbK, Vorspiel Berlin, Tuần lễ Thiết kế Berlin, Lễ hội Văn hóa Thuật toán Toronto (CA) và documenta-fifteen (DE).
 
Christian Berg
Christian Berg có bằng Thạc sĩ về nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Bonn. Tác phẩm của ông với tư cách là một nhiếp ảnh gia tài liệu đã được xuất bản cùng với những người khác trên tờ The New York Times và The Wall Street Journal. Bắt đầu từ nhiếp ảnh tư liệu, anh đã dành 5 năm qua để khám phá nhiếp ảnh ý niệm. Trong thời kỳ đại dịch, dự án Thành phố của anh được trưng bày dưới dạng triển lãm trực tuyến do Viện Goethe Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. Từ năm 2018, Christian Berg là Phó Giảng viên trong chương trình Truyền thông Kỹ thuật số tại RMIT Việt Nam, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Nhiếp ảnh. Christian Berg hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Nghệ thuật RMIT Melbourne.
 
Điều phối: Giám tuyển Nam Nguyễn 
Nguyễn Hải Nam tốt nghiệp cử nhân ngành Lịch sử nghệ và khoa học truyền thông tại trường đại học Martin Luther Halle Wittenberg ( Martin Luther University Halle-Wittenberg). Năm 2019 , Hai Nam được học bổng cho Giám tuyển trẻ và trở thành trợ lý giám tuyển cho Bảo tàng nghệ thuật đương đại Leipzig (GfZK). Hiện tại anh đang làm giám tuyển và nhà nghiên cứu độc lập với Haus der Kulturen der Welt, đồng thời quản lý dự án AntiRaqua đào tạo nhóm những người di dân làm công tác cộng đồng về chủ đề chống kì thị chủng tộc ở Halle (Saale).

Tổ chức bởi

Layer_1
Layer_1-1
Layer_1-2
Layer_1-3
Layer_1-4

Thời gian

Thứ hai, 04.12.2023
18:30→20:00

Địa điểm

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngôn ngữ trình bày

Tiếng Anh