Lộ trình hướng đến tính tuần hoàn & bền vững

Buổi tọa đàm sẽ nêu bật những lộ trình mà các doanh nghiệp dệt may và thời trang Việt Nam theo đuổi trong việc áp dụng các khái niệm về tính tuần hoàn trong động lực hướng tới sự bền vững.

Thời gian

, 24.11.2022
10:00→11:00

Địa điểm

De La Sól,
244 Pasteur, Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM

Ngôn ngữ trình bày

Tiếng Anh

Mô tả

Tính bền vững được các thương hiệu thời trang Việt Nam nhìn nhận như thế nào? Và các doanh nghiệp thời trang có thể được hỗ trợ những gì để hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn?

Buổi tọa đàm này sẽ nêu bật những lộ trình mà các doanh nghiệp dệt may và thời trang Việt Nam (F&T) theo đuổi trong việc áp dụng các khái niệm về tính tuần hoàn trong động lực hướng tới sự bền vững. Hội đồng sẽ bao gồm 04 thành viên đến từ các ngành công nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp lớn (LEs)) đang hoạt động tại Việt Nam, những người đang áp dụng các phương pháp tiếp cận bền vững trong tìm nguồn cung ứng thời trang, sản xuất, bán lẻ, bán quần áo cũ hoặc tái chế.

Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào tình hình lưu thông thời trang và phân tích chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp F&T của Việt Nam. Một bộ câu hỏi sẽ được đặt ra cho các diễn giả liên quan đến các khái niệm phổ biến trong lĩnh vực F&T của Việt Nam. Một số câu hỏi cũng sẽ liên quan đến những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và cách họ đối mặt với những thách thức để trở nên bền vững.

Khán giả sẽ tìm hiểu về các khái niệm tuần hoàn trong lĩnh vực F&T Việt Nam, các thách thức bền vững mà các doanh nghiệp F&T tại Việt Nam phải đối mặt (cũng như các giải pháp hoặc cơ hội để vượt qua những thách thức đó). Khán giả cũng sẽ hiểu rõ hơn về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng cũng như sự hợp tác cần thiết giữa các thương hiệu, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững của thời trang.

Dự án nghiên cứu này được tài trợ bởi ICM Falk Foundation trong năm 2022 với mục tiêu chính là tìm hiểu thực trạng bền vững trong các ngành công nghiệp F&T của Việt Nam trong hành trình hướng tới sự tuần hoàn.

Sự kiện thuộc liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2022 do Đại học RMIT Việt Nam khởi xướng tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) và COLAB Việt Nam, với sự tham gia của nhiều đối tác, và được bảo trợ truyền thông và cố vấn tổ chức bởi Hanoi Grapevine.

Các diễn giả

Ông Prateek Agarwal, Quản lý Nguồn cung ứng nguyên vật liệu và Tính bền vững, Asmara International Việt Nam

Prateek là người tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn cung ứng theo hướng công nghệ-thương mại với nhiều kinh nghiệm trong chuỗi cung ứng hàng may mặc ở các cấp độ sản xuất, marketing, tìm kiếm nguồn cung ứng và đảm bảo tuân thủ khác nhau. Prateek đã có hơn 9 năm kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn nguyên liệu may mặc và quản lý nguyên liệu, hiện đang làm việc với Asmara International Việt Nam với vai trò Quản lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu và tính bền vững.

Bà Catriona, Giám đốc phụ trách SHOEfabrik

Catriona là Giám đốc phụ trách tại Công ty cung ứng giày dép, SHOEfabrik, nơi cô lãnh đạo chiến lược bền vững của công ty và các chương trình nhằm tạo ra giày dép với tinh thần trách nhiệm hơn. Trước khi chuyển đến Việt Nam, Catriona là Giám đốc Bền vững của thương hiệu giày dép Clarks và trước đó đã từng làm việc cho một công ty tư vấn phi lợi nhuận với sứ mệnh đưa thời trang bền vững trở thành một khái niệm phổ biến. Catriona đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Phát triển Bền vững tại Đại học St Andrews.

Sơn Tăng, Nhà sáng lập Drobebox

Sơn đã dành phần lớn sự nghiệp để khẳng định mình với thế giới với tư cách là nhà lãnh đạo và điều hành trong các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Atlassian, KMS và Tiki trước khi nhận ra mối nguy của biến đổi khí hậu và quyết định trở thành người mang lại sự thay đổi.
Năm 2020, Sơn thành lập Drobebox, một dịch vụ thời trang cho phép phụ nữ tận dụng lợi thế của nền kinh tế tuần hoàn để có thể đa dạng phong cách hơn, với ít quần áo cần được sản xuất hơn.
Hiện tại, Son đang làm việc với Wavemaker Impact, một start-up xây dựng chuyên về công nghệ khí hậu đầu tiên ở Đông Nam Á và thúc đẩy sứ mệnh cao cả hơn “giảm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu vào năm 2035”.

Thư Vũ, Nhà sáng lập Passii

Thư Vũ là người sáng lập Passii – một công ty phân phối thời trang tập trung vào tính bền vững và trải nghiệm khách hàng. Thành tích học tập và kinh nghiệm trong ngành đã giúp cô nhận được Giải thưởng bộ môn Thời trang ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang tại Đại học RMIT Việt Nam. Thư định nghĩa tiêu dùng thời trang bền vững là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và điều kiện tài chính cũng như môi trường.

Tổ chức bởi

Layer_1
ICM-Falk-300x300

Thời gian

, 24.11.2022
10:00→11:00

Địa điểm

De La Sól,
244 Pasteur, Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM

Ngôn ngữ trình bày

Tiếng Anh